Chùa Cầu Hội An – Di sản cổ kính linh hồn của phố Hội

Banner-backlink-danaseo

Hội An là điểm đến du lịch với rất nhiều di tích nổi bật. Trong đó, có lẽ nổi tiếng nhất với biểu tượng Chùa Cầu. Đây được xem như một biểu tượng du lịch nổi tiếng của phố cổ. Không chỉ vậy còn là linh hồn và là niềm tự hào của người dân nơi đây. Hãy cùng QuangNamtoplist tìm hiểu kỹ hơn về Chùa Cầu Hội An một trong những di sản văn hóa tại phố cổ qua bài viết dưới đây nhé!

Đôi nét về biểu tượng nổi tiếng miền di sản

Được biết, Chùa Cầu là một trong những biểu tượng nổi bật của Phố cổ. Chùa Cầu là một công trình lịch sử tuyệt đẹp đã chứng kiến với biết bao nhiêu thăng trầm. Trước khi có tên gọi Chùa Cầu thì nơi đây đã được gọi với các tên là cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều. Chiếc cầu này đã được những thương nhân người Nhật góp tiền xây dựng vào khoảng thế kỷ 17.

Doi-net-ve-bieu-tuong-noi-tieng-mien-di-san-quangnamtoplist

Theo như truyền thuyết kể lại, Chùa Cầu được xem như một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật Namazu. Sau đó, người ta dựng thêm chùa nối liền vào lan can phía Bắc và nhô ra giữa cầu. Trải qua hơn 400 năm tuổi Chùa Cầu Hội An cũng đã được trùng tu rất nhiều lần vào năm 1817, 1865, 1915, 1986. Và lần trùng tu gần đây nhất là vào cuối năm 2022.

Chua-cau-hoi-an-di-san-co-kinh-linh-hon-cua-pho-hoi-quangnamtoplist

Sau nhiều lần trùng tu thì Chùa Cầu cũng đã dần phai bớt những phong cách Nhật Bản mà thay vào đó là sự kết hợp giữa Việt và Trung. Vào ngày 17/12/1990 Chùa Cầu cũng được chứng nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia.

Những điều đặc biệt có tại Chùa Cầu Hội An

Nằm tọa lạc bên bờ sông Hoài thơ mộng qua bao năm tháng thì Chùa Cầu vẫn mang trong mình một nét đặc trưng riêng. Chính điều này đã giúp cho Chùa Cầu trở thành địa điểm du lịch nổi bật tại Phố cổ. Hãy cùng khám phá những điều đặc biệt có tại Chùa Cầu nhé!

Kiến trúc độc đáo

Có thể nói, kiến trúc của Chùa Cầu là vô cùng độc đáo và nổi bật. Vì được xây dựng từ những thương nhân Nhật nên Chùa Cầu mang trong mình dấu ấn của Nhật Bản. Toàn bộ chùa được xây dựng chủ yếu bằng gỗ, phần trụ cầu được làm bằng gạch, mái lợp ngói âm dương. Đặc biệt, từng chi tiết tại Chùa Cầu còn được chạm trổ rất công phu. 2 đầu cầu có hai tượng thú bằng gỗ đứng chầu là tượng khỉ và tượng chó. Nhìn tổng thể từ xa Chùa Cầu trông rất cổ kính và tuyệt đẹp.

Gan-lien-voi-cuoc-song-nguoi-dan-va-xuat-hien-tren-to-tien-20000-vnd-quangnamtoplist

Đặc biệt, sau nhiều lần trùng tu thì Chùa Cầu còn giao thoa với rất nhiều nền văn hóa khác. Bao gồm với kiến trúc Nhật – Việt – Hoa. Qua đó có thể thấy, Chùa Cầu là nơi chứa đựng rất nhiều tinh hoa văn hóa vừa hài hòa lại vừa nổi bật.

Chùa Cầu không thờ Phật

Không giống như những ngôi chùa khác Chùa Cầu không thờ cúng Phật mà thay vào đó là thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ. Đây là một vị thần bảo hộ mang đến niềm vui, hạnh phúc và những điều tốt đẹp cho con người. Tại đây du khách cũng sẽ tìm cho mình được sự bình yên, thanh thản trong tâm hồn. Cũng chính vì vậy mà du khách tìm đến Chùa Cầu ngày càng nhiều.

Chua-cau-khong-tho-phat-quangnamtoplist

Gắn liền với cuộc sống người dân và xuất hiện trên tờ tiền 20.000 VNĐ

Trải qua bao năm, hình ảnh Chùa Cầu đã gắn liền với cuộc sống người dân phố Hội. Nhờ có Chùa Cầu mà người dân hay du khách có thể thuận tiện hơn trong việc di chuyển qua lại.

Kien-truc-doc-dao-quangnamtoplist

Và đặc biệt, công trình kiến trúc nổi bật này cũng đã vinh dự trở thành hình ảnh in trên tờ tiền 20.000 VNĐ. Tờ tiền đã được phát hành vào năm 2006 và cho đến nay vẫn đang lưu hành tại Việt Nam. Chính điều này đã khẳng định được giá trị to lớn của công trình kiến trúc cổ kính Chùa Cầu.

Chùa Cầu – Địa điểm check in cổ kính, thơ mộng

Ngoài tham quan, du lịch và tìm kiếm những điều tốt đẹp tại đây thì Chùa Cầu còn được xem là một địa điểm check in vô cùng đẹp. Với nét kiến trúc cổ kính, mang đậm dấu ấn của thời gian sẽ giúp bạn lưu lại những bức hình thơ mộng tuyệt đẹp. Chỉ cần bạn chuẩn bị những trang phục thật xinh thả dáng nhẹ nhàng cùng với Chùa Cầu là đã có được bức hình xịn sò.

Chua-cau-dia-diem-check-in-co-kinh-tho-mong-quangnamtoplist

Lưu ý khi tham quan Chùa Cầu Hội An

Để chuyến tham quan Chùa Cầu thuận lợi và trọn vẹn nhất thì bạn cũng cần phải nhớ một số lưu ý dưới đây.

  • Muốn tham quan di sản văn hóa này bạn cần phải mua vé. 80.000VNĐ/ người Việt Nam và 150.000VNĐ/ người nước ngoài.
  • Nên ghé đến Chùa Cầu vào 9h sáng hoặc 2- 3h chiều sẽ vắng khách hơn
  • Đến Chùa Cầu không nên chen lấn, không nói chuyện to, hành xử văn minh
  • Đặc biệt là phải ăn mặc kín đáo khi tham quan di sản
  • Có thể thuê thêm hướng dẫn viên để hiểu rõ hơn về lịch sử, kiến trúc Chùa Cầu

Luu-y-khi-tham-quan-chua-cau-hoi-an-quangnamtoplist

Một số điểm đến du lịch gần Chùa Cầu

Ngoài Chùa Cầu thì bạn cũng có thể ghé tham quan tại nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng khác như:

  • Nhà cổ Tấn Ký
  • Mót Hội An
  • Hội quán Phước Kiến
  • Bảo tàng Văn hoá Dân gian Hội An
  • Nhà cổ Phùng Hưng
  • Chợ Hội An,…

Chùa Cầu chính là một điểm đến du lịch mà bạn nhất định phải ghé khi đến phố cổ. Trên đây là những thông tin về Chùa Cầu Hội AnQuangNamtoplist muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về Di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia về Chùa Cầu cũng như chiêm ngưỡng nét cổ kính nơi đây.

Có thể bạn quan tâm:
Làng bích họa Tam Thanh Quảng Nam – Địa điểm check in sống động
Thánh địa Mỹ Sơn – Di sản văn hóa thế giới đặc sắc
Cổng Trời Đông Giang – Địa điểm du lịch cực hot tại Quảng Nam

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *