Quảng Nam không chỉ thu hút và gây ấn tượng với mọi người về những địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng mà còn có cả những lễ hội dân gian lâu đời. Có thể nói, ở Quảng Nam có rất nhiều lễ hội đa dạng, phong phú. Với bài viết này QuangNamtoplist sẽ điểm qua cho bạn 15+ lễ hội ở Quảng Nam đặc sắc hấp dẫn để cùng khám phá nhé!
Lễ hội Bà Thu Bồn
Lễ hội Bà Thu Bồn là một lễ hội truyền thống ở Quảng Nam thu hút được nhiều sự quan tâm của người dân và du khách. Lễ hội thường được tổ chức vào từ ngày 10 – 12/2 âm lịch hàng năm. Đây được xem như một nghi thức là dịp để người dân bày tỏ lòng thành và tưởng nhớ đến bà Thu Bồn người đã gây dựng nên nghề nông.
Trong suốt những ngày diễn ra lễ hội sẽ có rất nhiều những hoạt động được tổ chức. Đầu tiên sẽ là nghi thức tế lễ của người dân. Sau đó mọi người sẽ thỏa sức cùng nhau tham gia nhiều trò chơi dân gian, nghệ thuật. Đặc biệt vào đêm cuối cùng mọi người sẽ cùng nhau rước đuốc và thả đèn hoa đăng.
Địa chỉ: Dinh bà Thu Bồn, ven sông Thu Bồn, Duy Tân, Duy Xuyên, Quảng Nam
Thời gian: 10/2 – 12/2 âm lịch
Lễ hội làng gốm Thanh Hà
Nhắc đến những lễ hội đặc sắc ấn tượng ở Quảng Nam thì không nên bỏ qua Lễ hội làng gốm Thanh Hà. Làng nghề hiện nay đã có hơn 500 năm tuổi trải qua bao nhiêu thế hệ. Được biết, lễ hội này cũng thu hút khách du lịch khắp mọi nơi ghé đến phố cổ để tìm hiểu và trải nghiệm.
Người dân tại làng gốm cúng tổ nghề để cầu mong sự bình an và phát triển. Đồng thời cũng để quảng bá những nét đẹp văn hóa dân tộc ở nơi đây. Lễ hội sẽ được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng giêng tại miếu Nam Diêu cùng hàng loạt những hoạt động, trò chơi dân gian thú vị.
Địa chỉ: Hội An, Quảng Nam
Thời gian: 10/1 âm lịch
Lễ rước Cộ Bà Chợ Được
Một lễ hội ở Quảng Nam độc đáo và rộn ràng nữa đó là Lễ rước Cộ Bà Chợ Được. Lễ hội được diễn ra tại Huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam vào mùa xuân hằng năm. Có thể nói đây là nét văn hóa đặc sắc riêng của người dân Quảng Nam được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.
Được biết, nguồn gốc diễn ra lễ hội này là hàng trăm năm trước có một vị nữ linh kiệt tên là Nguyễn Thị Của chuyên giúp đỡ dân làng và khai hoang để lập nên khu chợ sầm uất với tên gọi là chợ Được. Sau này để tưởng nhớ và tôn vinh công lao của bà người dân đã tổ chức lễ hội mang tính tâm linh, tín ngưỡng này.
Địa chỉ: Phước Ấm, Bình Triều, Thăng Bình, Quảng Nam
Thời gian: 10/1 – 11/1 âm lịch
Lễ hội Cầu Bông
Tại Quảng Nam cũng quy tụ rất nhiều lễ hội người dân thành kính hướng về những vị thần và những người có công. Trong đó Lễ hội Cầu Bông được tổ chức hàng năm cũng là dịp để tri ân những vị tiền nhân, bày tỏ lòng biết ơn đến Thần Nông đã cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Đây cũng là lúc để người dân có thể gắn kết tình làng nghĩa xóm. Lễ hội Cầu Bông thường được diễn ra vào mùng 7 tháng giêng tại đình Tiền Hiền. Bên cạnh những nghi thức tế lễ thì đến với lễ hội bạn còn được trải nghiệm và tham gia vào những hội thi. Do đó, nếu có dịp ghé đến Quảng Nam vào thời gian này bạn hãy đến lễ hội này để tìm hiểu nhé!
Địa chỉ: Hội An, Quảng Nam
Thời gian: 7/1 âm lịch
Lễ giỗ tổ làng nghề Mộc Kim Bồng
Làng Kim Bồng được xem là cái nôi của nghề mộc được thành lập dưới sự khai phá của những vị tướng sĩ thời vua Lê Lợi. Tại đây, đã sản xuất rất nhiều sản phẩm chạm khắc tinh tế, sáng tạo và đầy tính nghệ thuật. Đến nay thì nhiều gia đình ở làng Kim Bồng vẫn lưu giữ được truyền thống làm mộc của ông cha ta.
Cũng nhờ vào sự khai phá và xây dựng của các vị tướng sĩ mà làng nghề ngày càng hưng thịnh và phát triển. Chính vì vậy, mà ngoài việc lưu giữ truyền thống mà cứ vào mùng 6 tháng giêng âm lịch người dân sẽ tổ chức lễ giỗ tổ để tôn thờ và nhớ đến công lao của các vị tướng sĩ. Ngoài ra, đây cũng là dịp để bậc niên lão trong làng truyền lại nghề cho thế hệ trẻ.
Địa chỉ: Hội An, Quảng Nam
Thời gian: 6/1 âm lịch
Lễ vía Bà Thiên Hậu
Lễ vía Bà Thiên Hậu là một lễ hội độc đáo ở Quảng Nam bạn cũng đừng nên bỏ lỡ. Lễ hội này xuất phát từ tín ngưỡng của những thương buôn người Hoa trong việc thờ cúng Thiên Hậu Thánh Mẫu bảo vệ những ngư dân trước những nguy hiểm, thiên tai trên biển. Có thể nói, Lễ vía Bà Thiên Hậu là một trong những nét văn hóa đặc trưng ở Hội An.
Lễ hội bạn sẽ được hiểu thêm về những nét văn hóa tín ngưỡng của người Hoa. Đồng thời, cũng có những trải nghiệm ấn tượng về những nghi thức và hoạt động. Bạn cũng sẽ được hòa mình trong không khí vui tươi nhộn nhịp với nhiều trò chơi của người dân nơi đây.
Địa chỉ: Hội An, Quảng Nam
Thời gian: 22/3 – 23/3 âm lịch
Lễ hội Nguyên Tiêu
Có lẽ, Lễ hội Nguyên Tiêu là một lễ hội nổi tiếng ý nghĩa của người dân ở Quảng Nam. Lễ hội Nguyên Tiêu thường diễn ra ở tất cả những ngôi chùa như chùa Ông, chùa Cầu,… Do đó, những du khách khi ghé đến Hội An có thể tham gia vào lễ hội này ở bất kì chùa nào.
Lễ hội Nguyên Tiêu không chỉ là một lễ hội đặc sắc mà còn là dịp để người dân địa phương bày tỏ lòng thành kính và cầu mong một năm làm ăn may mắn. Sau khi nghi lễ diễn ra xong các bạn cũng có thể cùng nhau thả hoa đăng bên bờ sông Hoài và cầu nguyện.
Địa chỉ: Hội An, Quảng Nam
Thời gian: 15/1 – 16/1 âm lịch
Lễ tế Cá Ông
Những du khách muốn tìm hiểu và khám phá những lễ hội ở Quảng Nam thì chắc chắn không thể bỏ qua Lễ tế Cá Ông. Đây là một lễ hội lớn nhất trong năm của các ngư dân ở vùng biển. Lễ hội được tổ chức ở lăng Ông hoặc tại nơi cá Ông Chết. Được biết, lễ tế sẽ được diễn ra 2 lần trong 1 năm.
Với lễ hội này không chỉ đơn giản là bày tỏ lòng thành kính và biết ơn những vị thần linh mà còn là dịp để các ngư dân cầu mong về một sự hưng thịnh, đánh bắt được nhiều tôm cá trong năm mới. Có thể nói, đây là một lễ hội lớn thu hút sự quan tâm của nhiều du khách. Đến với lễ hội này bạn có thể tìm hiểu và chiêm ngưỡng được những văn hóa đặc sắc.
Địa chỉ: Hội An, Quảng Nam
Thời gian: tháng giêng và tháng 7 âm lịch
Lễ rước Thần Nông
Lễ rước Thần Nông hay còn có một tên gọi khác lễ rước Mục Đồng. Theo như truyền thuyết kể rằng ngày xưa có một cồn cỏ rất đặc biệt chỉ những mục đồng mới có thể đến được. Với chuyện lạ cũng có tiếng đồn là nơi đây có một vị thần. Kể từ đó về sau, người dân tổ chức một lễ hội dành riêng cho những đứa trẻ chăn trâu.
Cứ vậy hàng năm vào ngày mùng 1 tháng 3 âm lịch người dân sẽ tổ chức lễ rước Thần Nông để cầu cho mưa thuận gió hòa, nghề nông được phát triển hơn. Hơn nữa, đây cũng được coi là ngày hội của những trẻ chăn trâu. Nếu có dịp bạn cũng hãy tham gia đảm bảo sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm thú vị nhất.
Địa chỉ: Hội An, Quảng Nam
Thời gian: 1/3 âm lịch
Lễ hội Dinh Bà làng Chiêm Sơn
Nếu bạn đang muốn tìm kiếm một lễ hội ở Quảng Nam để khám phá thì hãy về Duy Xuyên Quảng Nam để trẩy hội Dinh Bà làng Chiêm Sơn thôi nào. Vào hàng năm lễ hội này đều được người dân tổ chức rất linh đình, long trọng với mong muốn có thể bày tỏ lòng biết ơn đối với Bà Chiêm Sơn người đã phù hộ cho dân làng mùa màng bội thu. Đặc biệt là ngày càng phát triển và trù phú hơn.
Việc tổ chức lễ hội sẽ thường diễn ra vào ngày 10, 11, 12 tháng giêng. Trước khi lễ hội được tổ chức người dân đã phải chuẩn bị kỹ lưỡng để thể hiện lòng thành. Vào ngày lễ cũng diễn ra rất nhiều nghi thức như rước kiệu Bà, lễ tế mục đồng cùng hàng loạt những trò chơi dân gian đặc sắc, hấp dẫn.
Địa chỉ: Duy Trinh, Duy Xuyên, Quảng Nam
Thời gian: 10/1 – 12/1 âm lịch
Lễ hội Long Chu
Một lễ hội đặc sắc ở Quảng Nam nữa mà chúng tôi muốn giới thiệu là Lễ hội Long Chu. Long Chu là lễ hội được các ngư dân vùng biển Hội An tổ chức để tống ôn và dịch. Đồng thời cũng cầu mong những điều may mắn, tốt lành và sức khỏe cho người dân.
Được biết, Lễ hội Long Chu là sự kết hợp giữa Phật giáo, Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian. Vào trước ngày lễ thầy pháp sẽ thực hiện trước một nghi thức. Đến ngày tổ chức thì mới cúng vái và rước thuyền rồng quanh làng. Trước khi kết thúc mọi người sẽ cùng chơi các trò chơi và tụ tập ăn, cá hát nhảy múa.
Địa chỉ: Hội An, Quảng Nam
Thời gian: 15/7 âm lịch
Lễ cúng tổ Minh Hải
Lễ cúng tổ Minh Hải được diễn ra ở Quảng Nam thuộc đạo Phật. Đây cũng là một trong những lễ hội ở Quảng Nam khá đặc sắc và ấn tượng. Lễ sẽ được tổ chức chính thức vào ngày 7/11 âm lịch hàng năm. Được biết đây là ngày mất của Thiền sư Minh Hải người đã truyền bá tư tưởng Phật giáo đến người dân.
Lễ cúng tổ Minh Hải sẽ bao gồm những nghi thức về Phật giáo. Tất cả những nghi thức tế trong buổi lễ sẽ được diễn ra đầy sự trang trọng và uy nghiêm. Sau khi kết thúc lễ tế sẽ diễn ra hoạt động cắm trại, diễn văn nghệ. Hơn nữa, mọi người ẽ cùng nhau tham gia những trò chơi dân gian thú vị.
Địa chỉ: Chùa Phúc Thánh, Hội An, Quảng Nam
Thời gian: 7/11 âm lịch
Lễ giỗ tổ nghề Yến
Lễ giỗ tổ nghề Yến cũng là một trong những lễ hội quen thuộc ở Quảng Nam. Lễ hội được tổ chức vào mùng 9, mùng 10 tháng 3 âm lịch tại Cù Lao Chàm. Có thể nói, đây là một lễ hội dân gian truyền thống, nét đẹp văn hóa của người dân Cù Lao Chàm để tri ân những người có công phát triển nghề Yến.
Lễ hội đều sẽ được tổ chức đều đặn hàng năm với những nghi thức hết sức trang trọng. vào trước khi buổi lễ chính thức diễn ra người dân sẽ cùng nhau dọn dẹp và bày biện lễ vật. Đồng thời các bậc cao niên cũng sẽ có mặt vào đêm trước ngày lễ để cúng lễ túc báo.
Địa chỉ: Tân Hiệp, Cù Lao Chàm, Quảng Nam
Thời gian: 9/3 – 10/3 âm lịch
Lễ đâm trâu hoa
Lễ đâm trâu hoa là lễ hội truyền thống của người dân Cơ Tu ở Quảng Nam. Lễ hội thường được diễn ra nhiều nhất ở những vùng Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang của Quảng Nam. Lễ hội là một trong những tín ngưỡng của người Cơ Tu. Được tổ chức vào những dịp mừng lúa mới, cưới xin và mừng nhà mới,…
Có thể nói, đây là một nét đẹp văn hóa truyền thống gắn liền với đời sống, phong tục, tập quán của người dân. Không chỉ đơn giản là những nghi thức tế lễ tâm linh mà sau lễ hội người dân còn được chia phần thịt trâu mang về nhà. Nếu có dịp đến với lễ hội bạn sẽ được trải nghiệm nét văn hóa độc đáo, lạ ở đây.
Địa chỉ: Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang
Thời gian: 13/3 âm lịch
Lễ hội đua thuyền – Lễ hội ở Quảng Nam đặc sắc
Cứ vào tháng giêng âm lịch, dịp lễ tết Nguyên Đán thì người dân xứ Quảng sẽ được tổ chức hàng loạt những lễ hội truyền thống độc đáo. Trong đó, một lễ hội hấp dẫn và không kém phần thú vị được tổ chức tại Đại Lộc Quảng Nam là lễ hội đua thuyền. Đến với lễ hội bạn sẽ cảm nhận được sự sôi động và nhộn nhịp.
Lễ hội sẽ bao gồm 2 phần chính là phần cúng sông và phần thi của những xã trong huyện. Đặc biệt cũng không thể thiếu tục dựng cây nêu để cầu an nơi hành lễ. Với lễ hội này người dân sẽ được dịp giao lưu và vui chơi cùng với nhau. Do đó, nếu có dịp thì bạn hãy ghé ngay để cùng hòa trong sự sôi động này nhé!
Địa chỉ: Đại Lộc, Quảng Nam
Thời gian: tháng giêng hàng năm
Trên đây là 15+ lễ hội ở Quảng Nam đặc sắc hấp dẫn mà QuangNamtoplist đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn. Hy vọng với những thông tin này bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị và đáng nhớ khi đến với vùng đất xứ Quảng nhé. Còn chờ gì mà không tham khảo ngay thôi.
Xem thêm:
Top 10+ bãi biển Quảng Nam
Top 5+ cảnh đẹp Nam Giang Quảng Nam